Hiển thị các bài đăng có nhãn tim viec lam them tai nhat ban. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tim viec lam them tai nhat ban. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

Tìm việc làm tại Nhật bản


tìm việc làm tại nhật bản, tim viec lam tai nhat ban, tim viec lam them tai nhat, tim viec lam them tai nhat, tim viec lam tai nhat, tìm việc làm tại nhật, tìm việc làm tại nhật bản, tim viec lam tai nhat ban, tim viec lam them tai nhat, tim viec lam them tai nhat ban, tìm việc làm thêm tại nhật, tìm việc làm thêm tại nhật bản, thu nhập làm thêm tại nhật,
du hoc nhat ban18Tìm việc làm tại Nhật bản cần phải chuẩn bị kỹ
Ở Nhật, việc tìm việc vào làm tại bất kỳ công ty nào cũng rất quan trọng, bạn phải chuẩn bị thật kỹ về mọi mặt như: kiến thức đã học, kỹ năng sống, cách đối xử cấp trên, lễ phép, nhanh nhẹn, trung thành, lòng kiên nhẫn...
Việc làm thêm ở Nhật Bản: Ở Nhật, việc tìm việc làm sau khi ra trường (Shyushyoku) diễn ra khá sớm. Thông thường các công ty tuyển nhân viên từ khoảng 1 năm trước khi sinh viên tốt nghiệp.
Người Nhật Bản ít có thói quen chuyển công ty. Những người chuyển công ty thường bị đánh giá thấp về đạo đức và rất khó tìm được việc mới. Nhiều người làm suốt đời trong 1 công ty và ngay cả trong thời điểm hiện tại số người chuyển công ty vẫn rất ít.
Chính vì vậy giai đoạn Shyushyoku đóng vai trò quan trọng đến tương lai của một người nên các sinh viên Nhật đầu tư rất nhiều thời gian và công sức cho nó. Nếu bạn không chuẩn bị kỹ sẽ rất khó thắng được họ và xin được việc.
Về phía các công ty, do các công ty cũng không có thói quen đuổi nhân viên (chế độ tuyển dụng suốt đời) nên họ đầu tư rất lớn cho quá trình tuyển nhân viên. Theo thống kê, trung bình các công ty Nhật chi khoảng 1 triệu yên (10 000 USD) để tuyển 1 nhân viên.
Vì thế, để xin được việc làm ở Nhật, bạn phải đầu tư khá kỹ.
Các trang web hữu ích
- Rikunabi (http://www.rikunabi2006.com/) và Nikkei (http://job.nikkei.co.jp/2006/). Trong 2 trang này có nhiều thông tin bổ ích và có hồ sơ (profile) của hầu hết các công ty ở Nhật. Các profile này là do các công ty tự đăng lên với sự đồng ý của 2 website trên.
- Nikki (http://www.nikki.ne.jp/): Trang web này là nơi trao đổi thông tin giữa các thí sinh và đặc biệt có các báo cáo của những người đã từng đỗ vào các công ty từ những năm trước cũng như con số thống kê khách quan về các công ty như lương, tuổi trung bình, doanh thu, lãi …
Tham gia các buổi seminar của trường bạn đang học
Từ trước khi bạn tốt nghiệp khoảng 18 tháng, các trường đại học đã tổ chức các buổi hội thảo hướng dẫn cho sinh viên những kiến thức cơ bản cần thiết khi đi tìm việc. Các trường thường mời người từ các công ty đến để giới thiệu sơ qua về công ty mình và thường có những gian hàng của các công ty để sinh viên có thể đến hỏi trực tiếp nhân viên công ty về nội dung việc làm, chế độ đãi ngộ, đời sống nhân viên …
Tham gia các buổi hội thảo của công ty bạn thích
Các công ty thường tổ chức các buổi giới thiệu công ty cho sinh viên. Bạn có thể nhận được thông tin này qua các buổi hội thảo ở trường, qua bạn bè hoặc đăng ký làm thành viên của 2 trang hướng dẫn tìm việc làm của Nhật là Rikunabi và Nikkei.
Các sinh viên Nhật thường đi nghe giới thiệu của 30 đến 40 công ty. Việc đi nghe giới thiệu công ty không chỉ là để biết về công ty mà còn là để bạn một lần nữa xác định xem mình có thực sự thích và hợp với công ty này không và xác định lại công việc mình thích làm trong tương lai. Hiểu rõ về công ty cũng như về công việc mình thích làm cũng nằm trong các yếu tố quyết định bạn có đỗ vào công ty đó không.

Lương thưởng và phụ cấp làm thêm giờ tại nhật bản
Nếu bạn là kỹ sư và đang có ý định qua Nhật Bản làm việc thông qua công ty môi giới, có một số điều bạn cần lưu ý tìm hiểu kỹ trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Bảo lãnh thân nhân
Bạn có thể bảo lãnh vợ con qua Nhật sinh sống cùng bạn nhưng phải kèm theo một số điều kiện. Đó là: công việc ổn định; đóng thuế thu nhập đầy đủ; không vi phạm pháp luật... Do đó, việc đưa vợ con qua ngay sau khi vừa qua Nhật là việc không thể thực hiện được. Ít nhất bạn cũng phải có thời gian làm việc tại Nhật Bản 1 năm trở lên.
Ngoài ra chi phí ở Nhật cũng tương đối cao. Vì thế khi quyết định đưa vợ con qua, nên xem xét kỹ về mặt tài chính. Nếu như bạn không biết tiếng Nhật thì có phải thuê người dịch và làm thủ tục với chi phí không hề rẻ chút nào (thường vào khoảng 1.500 USD).
Hỏi kỹ chuyện lương bổngdu hoc nhat ban19
Tỉnh táo trước những câu giải thích mập mờ về tiền lương. Tốt nhất là bạn đừng để cách giải thích mập mờ "lương cơ bản là 1.800 - 2.000 USD hay 25 triệu đồng"... Bạn cần hỏi kỹ công ty môi giới hay chủ sử dụng lao động xem mức lương sau khi trừ các khoản thuế phải nộp, thuê nhà, đóng bảo hiểm ra thì còn bao nhiêu?
Mức lương cơ bản đó không phải là mức lương chung nhất cho tất cả các công ty của Nhật Bản. Tùy theo từng công ty mà điều kiện làm việc, mức lương sẽ có độ dao động khá lớn.
Bạn nên dành thời gian tìm hiểu thêm thông tin về các công ty khác cùng lĩnh vực trước khi quyết định. Khi tiếp xúc với người phỏng vấn hoặc công ty môi giới, bạn nên chú ý hỏi kỹ về nơi tiếp nhận và yêu cầu cung cấp đầy đủ thông tin về công ty, mức lương và các chế độ khác.
Lựa chọn công ty môi giới có uy tín và tìm hiểu kỹ các chi phí bạn phải chấp nhận. Ngành Lao động thương binh xã hội có thể hỗ trợ bạn các thông tin này một cách đầy đủ và chi tiết. Điều này không phải là vấn đề quyết định nhưng sẽ đảm bảo giảm thiểu các rủi ro cho bạn.
Hầu hết các kỹ sư qua Nhật Bản đều làm những công việc bình thường. Bạn đừng tự huyễn hoặc mình với khái niệm "kỹ sư cao cấp". Ở Nhật Bản không có khái niệm này. Nếu ở Việt Nam, kỹ sư có thể được bố trí làm quản lý thì ở Nhật Bản, kỹ sư phải làm việc thực tế vài năm, sau đó ai có khả năng thực sự mới được cất nhắc lên làm quản lý.
Một số khác biệt về chế độ lao động ở Nhật
Nhiều lao động Việt Nam sau khi qua Nhật thường hay bất mãn do hiểu không đúng về thời gian làm việc, ngày nghỉ, giờ nghỉ... Chúng tôi trích giới thiệu một số quy định của luật lao động Nhật Bản về lĩnh vực này:
- Mỗi ngày làm việc 8 tiếng, làm 40 giờ một tuần. Thời gian làm việc liên tục 6 tiếng thì người lao động được nghỉ 45 phút. Nếu là 8 tiếng thì phải có 1 tiếng để nghỉ ngơi. Nếu làm thêm giờ ngoài số thời gian quy định này bạn sẽ được hưởng phụ trội với mức 25% so với lương cơ bản. Thông thường thì tổng thời gian làm việc một năm được tính tổng vào khoảng 2.085 giờ.
- Tối thiểu mỗi tuần bạn phải có 1 ngày nghỉ. Nếu bạn phải làm việc thêm vào những ngày nghỉ theo luật định này, công ty sẽ phải trả bạn tiền phụ trội là 35% mức lương cơ bản. Nếu làm việc vào ban đêm (từ 22g tới 5g sáng hôm sau) sẽ được tính phụ trội thêm là 25%.
- Cứ làm việc liên tục 6 tháng trở lên và đảm bảo đi làm trên 80% số thời gian này bạn có quyền được hưởng 10 ngày phép có lương. (Luật này được áp dụng cho cả nhân viên chính thức và nhân viên hợp đồng, tuy nhiên đa số công ty chỉ áp dụng cho nhân viên chính thức).
Ở Nhật, tất cả các xưởng làm việc đều chịu sự kiểm soát rất chặt chẽ của chính quyền về độ an toàn và mức độ độc hại. Nếu công ty có vấn đề về môi trường, điều kiện làm việc gây ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động thì sẽ bị xử lý. Do đó, các loại phụ cấp "độc hại" như ở Việt Nam là không có cho dù phân xưởng làm việc có thể ồn, hôi hoặc nóng bức nhưng lao động Việt Nam cũng không nên lấy đó làm lý do để đòi phụ cấp độc hại.
Lấy tiền BHXH khi kết thúc hợp đồng
Nhiều lao động khi qua Nhật Bản làm việc về nước hay bỏ quên một quyền lợi chính đáng được tính trên đóng góp của chính họ. Đôi khi có thể là do không biết thông tin. Đó là tiền bảo hiểm xã hội (BHXH).
Từ năm 1994 tới nay, chính phủ Nhật Bản đã có điều chỉnh về chính sách BHXH đối với những lao động không mang quốc tịch Nhật Bản. Theo chính sách này thì những lao động nhập khẩu vào Nhật Bản khi về về nước có thể nhận lại một phần tiền BHXH đã đóng trong thời gian làm việc tại đây (cơ bản giống như chế độ trợ cấp một lần của BHXH Việt Nam). 
Mức tính số tiền hoàn lại được căn cứ vào thời gian làm việc và đóng bảo hiểm như sau:
6 - 12 tháng: 39.900 yen
12 - 18 tháng: 79.800 yen
18 - 24 tháng: 119.700 yen
24 - 30 tháng: 159.600 yen
30 - 36 tháng: 199.500 yen
36 tháng trở lên: 239.400 yen
(1 yen = 240 VND)
Bình thường thì ở Nhật có chế độ bảo hiểm. Mục đích chính là để khi về già không còn khả năng làm việc sẽ được thanh toán lại 1 phần. Hay dịch nôm na là tiền lương hưu. Tuy thế, người nước ngoài làm việc vài năm sau đó về nước thì sẽ không có cơ hội để hưởng số tiền này.
Để giải quyết vần đề này, từ năm 1994 Nhật đã cho phép người nước ngoài về nước sau khi làm việc ở Nhật 1 thời gian có thể nhận lại 1 phần số tiền này. Số tiền này được tính theo thời gian làm việc và đóng bảo hiểm của bạn của bạn ở Nhật. Cụ thể như sau:
Điều kiện để lãnh tiền này như sau:
- Không mang quốc tịch Nhật.
- Không sống ở Nhật.
- Thời gian đóng bảo hiểm là 6 tháng trở lên.
- Từ trước đến nay chưa lãnh tiền bảo hiểm bao giờ.
- Thời gian kể từ khi bạn rời Nhật Bản chưa quá 2 năm.
Tốt nhất là lao động chủ động liên hệ với nghiệp đoàn để được hỗ trợ về việc này trước khi về nước để biết các thủ tục cần thiết nhận lại số tiền này.
HIỀN QUANG Tổng hợp (nhatban.net.vn)