Hiển thị các bài đăng có nhãn du hoc sinh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn du hoc sinh. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2013

Du học sinh Việt Nam hướng đến Nhật bản

du hoc sinh den nhat, du học sinh đến nhật, du học sinh việt nam đến nhật, du hoc sinh viet nam den nhat, du học sinh việt nam đến nhật bản, du hoc sinh viet nam den nhat ban. Du hoc sinh den nhat ban, du học sinh đến nhật bản, du hoc sinh việt nam,du học sinh đến nhật, du học sinh việt nam đến nhật, du hoc sinh viet nam den nhat, du học sinh việt nam đến nhật bản
 Nhật bản, từ lâu được xem như làm cái nôi của ngành công nghệ và sẽ mãi là đích đến cho du học sinh quốc tế. Nhưng lý do gì khiến các bạn chọn đất nước mặt trời mọc là nơi chinh phục đỉnh cao tri thức và khám phá văn hóa phương Đông? Sau đây là ý kiến của một số bạn du học sinh Việt Nam đang học tập tại Nhật bản. du hoc sinhĐỗ Văn Quyến
Lý do lớn nhất tôi chọn Nhật Bản là muốn học khoa học công nghệ. Như các bạn đã biết Nhật Bản là đất nước thích hợp nhất để học công nghệ. Vì vậy,  tôi đã bàn với bố mẹ xin học bổng sang Nhật. Hơn nữa, tôi cũng rất muốn biết đất nước con người, tiếng Nhật và món ăn Nhật Bản. Ở Việt Nam tôi đã xem nhiều phim truyền hình Nhật, và nghĩ rằng tiếng Nhật rất hay và thú vị. Món ăn trông rất ngon, rất muốn ăn và thế là tôi sang Nhật. Một lý do nữa là tôi muốn thử nghiệm môi trường học tập mới. Tôi đến Nhật đã được 2 năm. Có những điều thoải mái nhưng cũng nhiều khó khăn. Tôi sẽ cố gắng vượt qua những khó khăn đó để cuộc sống có giá trị hơn.

Lê Hoàng Minh
(hiện là lưu học sinh trao đổi, khoa giáo dục quốc tế, đại học Giáo Dục Quốc Tế)
Hai nước Trung Quốc và Nhật Bản có địa hình chữ S giống nước ta. Bản thân tôi rất muốn nỗ lực bằng chính sức mình để tăng cường mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước và tôi đã quyết định đi Nhật học. Nhật Bản là đất nước  hòa bình, cuộc sống yên ổn. Đi tới đâu cũng thấy đẹp và có cảm tình sâu sắc. Điều tôi cảm thấy rõ nhất là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa lâu đời với hiện đại. Tôi muốn được học văn hóa Nhật Bản, nền văn hóa được tạo bởi văn hóa truyền thống và văn hóa châu Âu. Cuộc sống của trường đại học quốc tế thật đầy đủ. Không chỉ được học trên lớp mà còn được sống cùng với người dân và học được nhiều ở họ. Tôi không thể nào quên được những ngày sống ở Nhật.

Nguyễn Xuân Tứ
Năm thứ 2, bộ môn kinh tế, khoa kinh tế, đại học Nanzan
Thời còn học phổ thông trung học, tôi đã có dịp học 1 năm ở Nhật. Với kinh nghiệm đó, tôi chuẩn bị cho chuyến du học lần này. Tôi muốn vào trường đại học của Nhật Bản để học tiếng Nhật và những kiến thức kinh tế. Điều hơn nhất là phải yêu quý nước Nhật. Bây giờ tôi là sinh viên năm thứ 2 khoa kinh tế, đại học Nanzan. Bận suốt ngày nhưng tôi sẽ cố gắng tìm hiểu Nhật Bản không phải chỉ trong giờ lên lớp mà cả trong tiếng Nhật, văn hóa và cách nghĩ của người Nhật để hiểu sâu hơn.

Mai Văn Tân(hiện là sinh viên năm thứ 3, khoa công nghệ, đại học Gunma, tốt nghiệp khoa mạng máy tính , chuyên ngành công nghiệp, trường chuyên nghiệp công nghệ Nhật Bản)
Tôi chọn Nhật Bản vì Nhật Bản là nước công nghiệp tiên tiến, bản thân tôi muốn tiếp thu kiến thức kinh tế, công nghệ thông tin tiên tiến của Nhật Bản. Hơn nữa, tôi muốn hiểu sâu hơn văn hóa Nhật. Tôi nghĩ rằng những gì học được ở Nhật Bản sẽ giúp cho sự phát triển của đất nước chúng tôi. Tôi rất thích máy tính và thích những nét riêng biệt. Tôi đã gặp và học được kỹ thuật tiên tiến về nền văn hóa độc đáo, đặc sắc của Nhật Bản. Ví dụ có những nghệ nhân chuyên về sơn mài đã giới thiệu tỉ mỉ cho tôi về kiểu dáng của chiếc nhẫn truyền thống Nhật Bản. Tôi rất cảm phục trước tài nghệ của các thầy cô ở trường chuyên nghiệp dạy nghề mà tôi đã tốt nghiệp mùa xuân vừa rồi. Các thầy cô đã cho tôi những lời khuyên chân thành về xã hội và tương lai của tôi. Tôi xin cảm ơn các thầy cô đã dành nhiều thời gian quý báu cho tôi. Tôi mong rằng sẽ được nghiên cứu về an ninh mạng tại đại học Gunma và sẽ về nước giảng dạy cho lớp trẻ.

Hà Văn Tình
Năm thứ nhất tiến sĩ chuyên ngành hóa cộng sinh, khoa nghiên cứu khoa học tiên tiến
Chuyên môn của tôi là nghiên cứu khảo cổ học và nhân chủng học.Tôi thấy Nhật Bản có những nét tương đồng nên tôi muốn hiểu sâu hơn về mối quan hệ đó. Cuộc sống ở Nhật Bản là kinh nghiệm quý báu không có gì so sánh được. Văn hóa, tính đa dạng của cuộc sống, những thiết bị nghiên cứu tuyệt vời cộng với môi trường hữu nghị. Tất cả những điều đó là những kinh nghiệm có giá trị trên nhiều mặt trong sự nghiệp nghiên cứu của tôi.

Trần Văn Hai
(hiện là Thạc sỹ năm 2, chuyên ngành kinh tế quốc tế khoa sau đại học Châu Á Thái Bình Dương, đại học Waseda)
Những năm còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông, tôi đã có dịp tìm hiểu đất nước Nhật Bản qua những cuốn sách lịch sử thế giới. Điều mà khiến tôi rất bất ngờ là tại sao ngay từ thế kỷ 19, với cải cách Minh Trị, Nhật Bản đã bắt đầu con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng xã hội dựa trên nền tảng tri thức, tiếp thu học hỏi công nghệ tiên tiến nhưng đồng thời vẫn  duy trì  bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Ngạc nhiên hơn nữa đó là so với các nước Châu Á khác, Nhật Bản đứng dậy mạnh mẽ từ đống đổ nát của chiến tranh, đạt được tăng trưởng cao độ và thần kỳ trong thời gian ngắn. Những câu hỏi đó thôi thúc tôi, ấp ủ trong tôi một giấc mơ được đặt chân đến xứ sở hoa anh đào tươi đẹp mong tìm ra lời giải đáp. Sau này khi có điều kiện học tập và sinh sống tại Nhật Bản, tôi hiểu rằng bí quyết đó chính là sự kết tinh của đức tính sáng tạo, sự chăm chỉ cần cù của con người Nhật Bản với công nghệ hiện đại. Hiện nay, tôi đang nghiên cứu về các vấn đề chuyển giao  công nghệ của Nhật Bản sang các nước Đông Nam Á. Hi vọng rằng  với vốn kiến thức và kinh nghiệm tích lũy được  tại đất nước Phù Tang sẽ là hành trang cho tôi trở về góp phần dựng xây nước nhà.
du hoc sinh việt nam, du hoc sinh viet nam, Du hoc sinh, du học sinh, du học sinh việt nam, du hoc sinh viet nam, du hoc sinh den nhat, du học sinh đến nhật,du hoc sinh viet nam den nhat, du học sinh việt nam đến nhật bản, du hoc sinh viet nam den nhat ban. Du hoc sinh den nhat ban, du học sinh đến nhật bản, du hoc sinh việt nam, du hoc sinh viet nam

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

Du học Nhật bản du học sinh chú ý


việc nên làm tại nhật bản, du học nhật bản vừa học vừa làm, du hoc nhat, du học nhật, du học nhật bản, du hoc nhat ban, du hoc sinh,du học nhật, du học nhật bản, du hoc nhat ban, du hoc sinh, du học sinh, việc nên làm tại nhật, viec nen lam tai nhat, việc nên làm tại nhật bản, du học nhật bản vừa học vừa làm, du hoc nhat, du học nhật, du học nhật bản,
Du học Nhật bản du học sinh chú ý việc nên làm và không nên làm
Việc nên làm ở Nhật:
- Cố gắng dùng natto (một dạng hạt đậu nành đã lên men). Trộn nó vào trong một ít mù tạt (wasabi), nước tương sau đó quấy đều lên ăn luôn hoặc rưới lên cơm. Khi bạn đã quen với cái mùi này thì nó thật sự là rất ngon.
- Lúc nào cũng phải kiên nhẫn. Người Nhật luôn có thói quen như vậy
- Cố gắng sử dụng nhà tắm công cộng hoặc tắm suối nước nóng. Nhưng bạn nhớ phải cởi hết đồ kể cả đồ tắm
- Khi bạn đi chơi và yêu cầu uống rượu sake hãy gọi từ “jun mai”. Đây không phải là nhãn hiệu nhưng là cách người Nhật vẫn quen dùng và nó cũng chứng tỏ bạn là một người hiểu biết.
- Hãy bỏ ra chút thời gian cho những của hàng tạp phẩm ở Nhật. Không chỉ bởi vì họ sẽ phát những mẫu sản phẩm miễn phí cho bạn mà ở đó có rất nhiều thứ lạ mắt được hạ giá mà bạn có lẽ chưa bao giờ nhìn thấy trước đây
- Ăn những món ăn Nhật. Bạn dường như đã đi du lịch nửa vòng trái đất và tại sao lại ăn tại nhà hàng Mc Donard. Ở đây có rất nhiều món ngon và bổ dưỡng. Yakitori (gà chiên) là một cách ăn khá lạ (Đừng quên rửa trôi xuống cùng với bia tươi, ăn xong thì uống với bia) Nơi đây cũng là cả một thế giới sushi quanh bạn. Tiếp theo là những nhà hàng chuyên bán thịt, cá rán hoặc nướng, Izakaya (quán rượu của Nhật), quán bán mì ramen
- Thay vì thuê xe con và tiêu hàng giờ vì kẹt xe, bạn hãy đi bộ. Nếu như bạn quá mệt hoặc phải đi đến một nơi nào đó khá xa ở Nhật thì hãy đi bằng tàu điện. Chúng sạch, an toàn và đi đến bất cứ chỗ nào bạn cần.Tokyo Disneyland rất đáng để xem vì nó rất khác so với bất kì một công viên Disney nào khác trên thế giới.
- Hãy đến phố điện tử Akihara ở Tokyo. Bạn có lẽ chưa bao giờ nhìn thấy vài thứ như thế.
- Hãy làm một cuộc dã ngoại ra bên ngoài những thành phố lớn. Nếu như bạn ở Tokyo, hãy đi picnic đến Kamakura. Nó chỉ mất một tiếng rưỡi đi tàu điện và có khá nhiều thứ để xem và làm ở đó.
- Nếu như bạn ở Nhật vào đúng dịp ngắm "hoa anh đào" (chúng chỉ kéo dài một tuần hoặc hơn chút) Những công viên lớn như Ueno ở Tokyo thường rất rất đông người. Hãy tìm một vài nơi khác mà bạn có thể ngắm "hoa anh đào" thay vì đánh lộn với một đám đông.
Việc không nên làm ở Nhật:
- Bạn không nên chan hay đổ nước tương (soya sauce) lên bát cơm của mình, điều này được cho là không bình thường khi ở Nhật.
- Không nên cắm đũa trong bát cơm của mình.
- Bạn đừng bao giờ mong người Nhật sẽ nói tiếng Anh với bạn. Hầu hết người Nhật đều biết không nhiều hơn một vài từ tiếng Anh và vì thế nó không đủ để tiến hành một cuộc hội thoại (lí do thì có người cho rằng người Nhật có lòng tự hào dân tộc cao nên không việc gì phải sử dụng tiếng ngoại quốc)
- Đừng có tức giận khi bạn ở trên tàu điện mà không thể cựa quậy được chút nào, hãy nhìn xung quanh bạn, ai cũng như vậy thôi. Bạn là một trong 120 triệu người bị nhét như cá hộp ở trên quần đảo Nhật Bản. Hãy quen với nó bởi vì có cáu gắt thì cũng chẳng thay đổi được gì.
- Cũng đừng có cáu gắt khi mà thức ăn trên đĩa bạn toàn là đồ thô, còn sống chưa được chế biến. Hãy thử ăn và sẽ thấy nó khá ngon.
- Đừng có ăn vỏ của hạt đậu nành. Bạn hãy bóp hạt đậu giữa những ngón tay của bạn và ép hạt đậu thành miếng nhỏ bỏ vào miệng. Ném phần vỏ còn lại vào một cái bát đựng còn rỗng.
- Đừng có cố gắng mở hoặc đóng cửa xe taxi. Vì chúng hoàn toàn là tự động.
- Đừng có nghĩ 10.000 yên ở Nhật là nhiều tiền vì nó chỉ tương đương 100 usd thôi.
- Đừng có bo khi ở nhà hàng Nhật. Không một ai cho tiền bo ở Nhật ngoại trừ những khách phương Tây khi không biết điều này.



Những điều không nên làm trong sinh hoạt hằng ngày ở Nhật bản
Rất cần chú ý, nếu các bạn không muốn gây mất thiện cảm trong giao tiếp hàng ngày với người Nhật.
1. Người cùng giới đi ngoài đường không choàng vai bá cổ nhau
2. Không dùng ngón tay chỉ vào người khác
3. Không rung đùi
4. Dùng chén/đũa đúng
5. Không hỏi tuổi người đang nói chuyện với mình
6. Ngoài người yêu/vợ/chồng/con ra, không bao giờ động chạm vào người đang nói chuyện với mình kể cả lúc thân mật cũng như lúc giận giữ/cãi cọ
7. Không nhổ nước bọt
8. Không nói chuyện ồn ào làm phiền hàng xóm
9. Lên tàu điện giữ trật tự, không nói chuyện ồn ào làm phiền người xung quanh
10. Lên tàu điện, lúc nghe nhạc không để âm thanh quá lớn
11. Không ăn uống trên tàu điện
12. Không vắt chân khi ngồi trong tàu điện
13. Không chen chúc, xô đẩy
14. Xếp hàng, không chen ngang
15. Không vứt rác bừa bãi, rác mình thải ra có thể mang về nhà xử lý khi cần
16. Không để ý/soi mói người xung quanh/hàng xóm
17. Dùng bữa xong, không dùng tăm ở nơi nơi công cộng. Nếu dùng thì lấy tay che miệng lại hay là vào nhà vệ sinh.
18.Vào nhà hàng không dùng khăn nóng lau mặt, chỉ để lau tay thôi.
Cái này thì thật sự là rất nhiều, có kể cũng không biết đến khi nào thì xong. Những điều trên, chỉ là một số điều nên tránh trong giao tiếp hàng ngày. Còn không thì ít ra, cứ thấy làm cái gì khiến mình khó chịu, thì không làm với người khác là cũng được rồi.Ví dụ như: ăn trộm, ăn cắp, văng tục...